Một landing page cụ thể và phù hợp sẽ cung cấp những trải nghiệm chất lượng và phù hợp với nhu cầu của người dùng, đây cũng bước tiếp cận toàn diện định vị thành công của app. Chính vì vậy, trước khi ra mắt app, trang đích cần phải có trước để quảng bá, giới thiệu app từ rất lâu trước đó. Tuy nhiên, để chiến dịch quảng cáo thành công, luôn duy trì sự hứng thú đối với khách hàng thì landing page giới thiệu apps phải đáp ứng được 7 yếu sau đây.
Để biết 7 yếu tố đó là gì, trước tiên bạn phải hiểu được Landing Page là gì? Cũng như chức năng của nó.
Sơ lược về landing page?
Landing page là gì?
Landing Page không phải là khái niệm gì quá cao siêu khó hiểu. Theo cách hiểu đơn giản, phổ thông nhất, thực chất Landing Page là một trang có giao diện, nội dung và tên miền gần giống như một trang web bình thường. Tuy nhiên nó đơn giản hơn rất nhiều và chỉ tập trung vào một nội dung nhất định. Thậm chí có một số trang đích thì chỉ gói gọn nội dung trong một trang duy nhất.
Còn theo thuật ngữ chuyên ngành, Landing Page có một tên gọi khác đó là “Trang Đích” vì mục tiêu chính của nó là thu hút lượt xem, lượt click và kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua các hành động kêu gọi xuất hiện trong trang như điền form, click mua hàng, đăng kí nhận thông tin, để lại số điện thoại…
Để thúc đẩy hành vi mua hàng, Landing Page sẽ cung cấp cho người dùng khá nhiều thông tin hữu ích và đắt giá (phần lớn là các thông tin mới được cập nhật). Thông qua Landing Page người dùng cũng kéo vào xem website chính nhiều hơn.
Ví dụ như, các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada hay Shopee, họ hay làm các trang Landing Page để quảng cáo về các chiến dịch giảm giá, giờ vàng giảm giá.
Chắc chắc rằng khi vào xem trang đích khách hàng đã tiếp cận được một lượng lớn thông tin về các mặt hàng được giảm giá và dần có ấn tượng, như vậy lần sau khi có nhu cầu mua hàng, họ sẽ truy cập vào trang web chính thức của doanh nghiệp, để đặt hàng trực tiếp, sẽ thuận tiện hơn rất nhiêu.
Hiện nay, Landing Page được chia ra làm nhiều loại, chính vì vậy nếu không phải là dân trong nghề rất khó nhận biết được trang đó có phải là trang đích hay không? Bởi vì dù chỉ có một hình thức thể hiện hay một mục tiêu chung rất giống với thiết kế web chính thức nhưng phong cách thiết kế của Landing Page lại hoàn toàn khác nhau. Vì thế, khách hàng sẽ khó nhận ra đó là trang đích (Ladi) mà cứ tưởng đó là website chính thức của doanh nghiệp.
Các loại landing page cơ bản
- Một là, xuất hiện dưới dạng 1 trang con bên trong 1 website, trang này thường có tên miền dạng [tên landing page].[tên website].com hoặc [tên website].com/[tên landing page].
- Hai là, Landing Page xuất hiện dưới dạng khung Pop-up quảng cáo. Dạng này thường hay gặp nhất khi người dùng truy cập vào trang chủ website với yêu cầu nhập thông tin cá nhân, vùng miền hay cung cấp mã code khuyến mãi sẽ có cửa sổ mới mở ra.
- Ba là, Landing Page xuất hiện dưới dạng Microsite. Dạng này có 1 trang riêng với tên miền riêng hoặc tên miền phụ (subdomain), bên trong vẫn chứa nội dung liên quan và có thể chứa link dẫn về trang của website chính.
Dù ở loại nào Landing page cũng mang lại hiệu quả rất tốt cho việc bán hàng nếu như có thông tin đầy đủ, rõ ràng và có tính thuyết phục cao.
Tại sao giới thiệu app cần phải có landing page?
Công cụ marketing hiệu quả với landing page giới thiệu apps
Theo nhận định của Mona Software chia sẻ rằng: Landing page là công cụ để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng, nhất là khi muốn giới thiệu một dịch vụ như web nhà hàng, web khách sạn, web khu du lịch hay ra mắt một mẫu xe mới, mở ra bán căn hộ, app nào đó. Có Landing Page khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin chi tiết về app, có dữ liệu để chia sẻ với nhiều người.
Đặc biệt, khi có Landing Page, app mới ra sẽ tránh được việc bị chìm nghỉm trong app stores vốn đã quá chật chội. Chính vì vậy, Landing Page chính là công cụ Marketing hiệu quả để thu hút nhiều người dùng tiềm năng đến app, cũng như dễ dàng thuyết phục họ tải và gắn kết với app.
Giúp người dùng trải nghiệm được apps
Việc đầu tiên của Landing Page là gắn kết và kết quả cuối cùng chính là thực hiện giai đoạn lên kế hoạch chiến lược của app. Chính vì vậy, khi muốn ra mắt app, doanh nghiệp cần phải có một trang đích, có domain là tên của app để phản ánh lên tên của app, đồng thời công bố hợp pháp hóa app. Đây sẽ là nơi để người dùng tiềm năng tìm hiểu về app trước khi nó thực sự hiện diện trên app store và cũng là nơi để bắt đầu hình thành nhận diện thiết kế.
Giới thiệu tính năng một cách nổi bật và thu thập thông tin khách hàng
Landing Page sẽ giúp doanh nghiệp giới thiệu về app, làm nổi bật tính năng app, gồm gồm typograpy, bảng màu, iconography và logo. Trong Landing Page cá nhân hoặc doanh nghiệp cũng có thể thêm vào các item teaser giới thiệu và form đăng kí email cùng với một số thông tin về dự định thời gian app ra mắt, nhưng phải ghi chú thêm thời gian ra mắt có thể thay đổi.
Landing page giới thiệu apps giúp tăng sự thích thú của users
Bước tiếp theo trong Landing Page đó là tăng sự thích thú của user bằng cách tiết lộ nhiều hơn về app để có thể tiếp cận với các người dùng tiềm năng nhiều hơn và lấy các phản hồi. Lúc này bắt đầu gây sự tò bằng cách nhá hàng chi tiết về tính năng hoặc các dữ liệu khác.
Bạn có thể xem xét khả năng tăng sự sáng tạo trong nội dung truyền thông với các graphics, video ngắn. Song song với đó là bắt đầu xây dựng các kênh truyền thống xã hội. Landing page sẽ được gắn link đến mỗi kênh truyền thông và các web khác để kết nối tất cả các kênh về 1 trung tâm. Người dùng chỉ cần vào trang trung tâm là có thể biết được tất cả các thông tin về app. Nhờ đó có thể biết được các ý kiến của người dùng, tiếp cận những khía cạnh mới về điểm chạy tốt và chưa tốt trên app, các tính năng không phù hợp với kế hoạch. Việc này sẽ dự đoán được app mới sẽ được đón nhận ra sao sau khi phát hành chính thức.
Hơn nữa, app cần phải có Landing Page để có thể xây dựng hoạt động khi ra mắt và hơn thế nữa. Hãy tận dụng những thông tin đã thu thập được qua Landing page, để gửi email đến các user đã nhập địa chỉ email để kết nối khách hàng trực tiếp đến hành động tải, xếp hạng và review app. Nếu các user chưa biết đến các thông tin báo chí thì có thể gửi link trực tiếp cho họ, càng cung cấp nhiều thông tin, càng dễ tạo nhiều độ phủ khi app ra đời.
Kết nối website với apps một cách trực tiếp
Đặc biệt, khi Landing Page được tối ưu hóa, sẽ giúp tăng số người tìm thấy app và dẫn họ trực tiếp đến app store. Để làm được điều này thì cần phải tối ưu hóa các từ khóa để nâng cao traffic organic đến landing page và app. Bạn nên dùng Keyword Planner của Google để tìm kiếm ý tưởng từ khóa và Google Analytics để kiểm tra kết quả traffic, mang đến nhiều ý tưởng để giữ mức độ hứng thú cho khách hàng và có nhiều lượt tải sau khi ra mắt app.
7 nhân tố quan trọng và cần chú ý trong landing page giới thiệu apps
Khi ra mắt app thì cần phải có Landing Page để nhiều người biết đến apps, lấy được phản hồi từ các testers beta cũng như xây dựng hoạt động khi ra mắt app và hơn thế nữa. Để làm được những điều này, bạn cần phải đảm bảo được 7 nhân tố quan trọng trong Landing Page giới thiệu apps, nếu không, dù app có ra đời cũng không đạt được mục đích kinh doanh như ý muốn.
Tên và Logo phải thật nổi bật
Đầu tiên và quan trọng nhất, Landing Page của bạn nên được xây dựng nhận thức cộng đồng cho ứng dụng. Có nghĩa khi nhìn thấy tên và logo họ sẽ nhận ra bạn là ai và có ứng dụng gì. Chính vì vậy, Landing Page giới thiệu apps cần phải được làm nổi bật tên và Logo. Vì nó là một biểu tượng tượng trưng cho một đơn vị, tổ chức hoặc công ty, doanh nghiệp, là một chất liệu để tuyên truyền, quảng cáo. Thậm chí, trong nhiều năm trở lại đây, khái niệm bộ nhận diện thương hiệu ra đời thì tên và logo còn được xem như một yếu tố thể hiện bộ mặt của một thương hiệu bất kì trên thị trường.
Khi truy cập vào 1 website hay 1 Landing Page, phần lớn điều đầu tiên người dùng nhìn và tìm kiếm đó chính là tên và logo thương hiệu. Vì tên và Logo sẽ thể hiện sự uy tín và mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Một logo nổi bật được thiết kế trau chuốt, bài bản sẽ nói cho khách hàng biết rằng doanh nghiệp đang cung cấp cho họ các sản phẩm tốt, đáng tin cậy. Điều này sẽ làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp nhanh chóng hơn khi không có logo riêng hoặc tên và logo được thiết kế quá nhạt nhòa.
Hơn nữa, việc làm cho tên và Logo thật nổi bật trên Landing Page còn làm tăng khả năng hành động của khách hàng, tăng tỉ lệ chuyển đổi, tỉ lệ xem trang và thậm chí là tỉ lệ đơn hàng nhận được. Chính vì vậy, để app được nhiều người biết đến, được quan tâm hơn thì tên và Logo của app phải được thiết kế trên Landing thật bắt mắt, rõ ràng và hiện lên đầu tiên khi khách hàng ghé thăm.
Tiêu đề ngắn gọn, tránh mơ hồ
Tiêu đề có vai trò rất quan trọng, nó là thứ giúp “bán” nội dung trong Landing page, để nội dung được xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, email và mạng xã hội. Hơn nữa, tiêu đề còn tạo nên những mong đợi cho độc giả, để họ suy xét có nên click vào để đọc hay không. Ví dụ như tiêu đề của Landing Page giới thiệu apps như: “Kiếm tiền tỉ với Binomo chỉ trong 1 giây”.
Do đó, tiêu đề trong Landing Page phải thật ngắn gọn, tránh mơ hồ đồng thời đảm bảo phản ánh chính xác nội dung mà bạn muốn truyền tải. Điều này giúp bạn tạo ra ấn tượng đầu tiên theo hướng tích cực cho app. Bạn cần hạn chế chơi chữ, đặc biệt đừng vì câu view mà đặt tiêu đề giật gân không ăn khớp với nội dung, khiến người đọc thoát ra ngay và cảm giác như mình bị lừa, lần sau sẽ không quay lại trang nữa. Chính vì vậy, tiêu đề ngắn gọn, xúc tích, không mơ hồ và có thông điệp đơn giản là điều bạn cần đảm bảo khi xây dựng một Landing Page giới thiệu apps.
Call to action mạnh trong landing page giới thiệu apps
Mục đích của Call to action chính là nhắm tới hành động cụ thể của khách hàng như điền thông tin, xem sản phẩm, đặt mua…. Do đó khi thiết kế Landing Page giới thiệu Apps, cá nhân hay doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu cuối cùng là muốn khách làm gì và cần những hành động gì của khách trước đó để dẫn đến hành động đó. Cụ thể như nếu muốn khách hàng tải app thì khi khách hàng vào Landing Page thì hãy kêu gọi khách click dùng thử bản Beta => kêu gọi khách tải app… Ở mỗi khâu Call to action sẽ kêu gọi một hành động khác nhau và tùy vào chiến lược của từng giai đoạn.
Call to action thì phải luôn luôn nổi bật cho dù nó đứng một mình đi chăng nữa. Nếu nằm ở giữa đoạn văn thì phải làm cho nó tương phản, có màu nổi bật, thu hút thị giác, để khách hàng dễ nhìn thấy và Click vào để đặt hàng.
Một Landing Page hoàn chỉnh là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giữa headline, hook và Call to action. Để có được một Call to action đủ mạnh và thuyết phục thì bạn phải hiểu được phản ứng của người đọc sau khi đọc đến cuối bài viết. Chính vì vậy, khi soạn thảo nội dung cho Landing Page bạn phải tạo ra được một lộ trình trong tâm trí để biết “gãi ngứa” đúng chỗ cho khách hành. Một Call to action tốt sẽ luôn phải đảm bảo 3S đó là: Simple – Specific – Strong. Để từ đây có thể giải quyết được vấn đề về giá trị và lợi ích cho khách hàng.
Ngoài ra bạn nên tham khảo 31 ví dụ về call-to-action tạo Huspot để tìm thêm những điều độc đáo cho landing page giới thiệu apps của mình.
Nội dung súc tích, có sức thuyết phục
Khi cố gắng thuyết phục khách hàng dùng thử bản Beta để trải nghiệm thì bạn cần phải làm được một điều gì đó, chẳng hạn như là xin được email hoặc đăng kí theo form mẫu. Để làm được điều đó thì nội dung của Landing Page giới thiệu apps phải thật súc tích và có sức thuyết phục.
Khi soạn nội dung thì bạn sẽ phải đặt mình vào trường hợp của họ, xác định thị trường mục tiêu và xác định vấn đề để có được chuyển đổi. Khi khách truy cập càng sâu, thông tin càng chi tiết, tuy nhiên các mô tả vẫn phải ngắn gọn để dễ hiểu, để bắt đầu bán các tính năng và lợi ích riêng cho ứng dụng.
Chính vì vậy, bạn cần phải đánh giá được mức độ chi tiết cung cấp, nếu là một app tài chính thì các chuyên gia sẽ yêu cầu một lời giải thích kỹ lưỡng hơn về các tính năng của nó so với một trò chơi của trẻ em khi bạn bắn những con chim để giải trí. Những loại content trong landing page bạn phải lưu ý và dùng vào đúng mục đích để đạt hiệu quả cao.
Khi giải thích bạn hãy kèm theo các liên kết để cụ thể hơn về khả năng của ứng dụng bằng cách đưa khách hàng đến các trang chuyên dụng – sâu hơn, thông tin chi tiết hơn, nhằm mang đến sức thuyết phục cao.
Landing page giới thiệu apps phải tích hợp video
Video được xem là một công cụ của marketing nội dung “content marketing”, giúp truyền tải thông tin đến khách hàng một cách chân thật và sinh động nhất.
Hầu hết các công ty đều gặt hái được nhiều thành công khi đưa video vào hoạt động marketing, đặc biệt là tích hợp cùng với Landing Page. Video vừa có thể giúp tăng thứ hạng trên Google, Tăng tỉ lệ chuyển đổi, tỉ lệ nhấp chuột và kết nối với khách hàng nhiều hơn.
Nếu như nội dung trước đây được thể hiện bằng con chữ hay hình ảnh khá nhàm chán thì khi truyền tải bằng video sẽ sinh động, thu hút lượt xem của khách hàng. Điều này khiến những nội dung nhàm chán đó trở nên hấp dẫn, tăng giá trị thương hiệu và doanh số cho doanh nghiệp. Thông qua video khách hàng sẽ hình dung dễ hơn về app khi ra đời, công dụng cũng như cách sử dụng, tạo cơ hội để xem sản phẩm hoặc dịch vụ trong video.
Sử dụng màu sắc thực tế đẩy mạnh thương hiệu
Theo các nhà nghiên cứu, việc thay đổi tâm lý bởi màu sắc rất quan trọng, đặc biệt là với Landing page giới thiệu apps. Màu sắc liên tưởng đến hình ảnh của sản phẩm rất tốt vì thế bạn nên sử dụng màu sắc đại diện cho những phẩm chất tốt của App. Ví dụ như theme website có màu xanh da trời là màu trang đích tuyệt vời, nó đại diện cho những thứ như sự sạch sẽ, tươi mát và truyền thống hay màu xanh lá cây cũng là một màu phổ biến. Lý do màu xanh hoạt động rất tốt là bởi vì nó gắn liền với sự phát triển, tiền bạc và cuộc sống.
Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều Landing Page sử dụng màu xanh da trời kết hợp với màu xanh lá cây để sản xuất nội dụng nhìn đẹp mắt, thoải mái, hơn nữa có sự tương phản cao với nút Call to action, kêu gọi hành động khách hàng tải app về sử dụng.
Màu sắc cũng có tác dụng xây dựng thương hiệu một cách đáng nhớ, mang lại cảm xúc nhất định khi người xem truy cập vào trang web. Khi thấy màu sắc đó khách hàng sẽ chỉ nhớ đến bạn mà thôi. Vì thế việc lựa chọn màu sắc cũng cần phải có chiến lược, bởi đó sẽ là màu sắc của nhãn hiệu, là yếu tố giúp người tiêu dùng nhận ra và phân biệt doanh nghiệp.
Nhiều khoảng trắng để phân chia thông tin
Khoảng trắng có tác dụng trong việc tổ chức và phân chia thành những các phần nội dung với nhau. Nếu không có khoảng trắng, Landing Page sẽ trở nên rất lộn xộn sẽ gây nhầm lẫn cho thông điệp được nói đến trong trang. Chính vì vậy, một thiết kế đơn giản với nhiều khoảng trắng sẽ luôn hoạt động tốt nhất. Đặc biệt là khi nếu bạn có quá nhiều trang, khoảng trắng sẽ phát huy hiệu quả, giúp khách hàng cảm thấy sạch sẽ, không bị rối mắt, tạo thiện cảm khi khách hàng vào thăm trang.
Trên đây là 7 nhân tố quan trọng và cần chú ý trong Landing Page giới thiệu apps mà Downloadage chia sẻ. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ lưu tâm, để đầu tư nhiều thời gian và công sức vào đây. Bạn có thể thiết kế landing page tại Ladipage hoặc chọn những mẫu landing page được thiết kế tại kho mẫu website Mona Media để có thể tạo ra được một landing page hiệu quả, thu hút, tăng tỉ lệ chuyển đổi cao, mang lại doanh thu khủng.